Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Ung thư thực quản – những điều cần biết về ung thư thực quản

Ung thư thực quản – những điều cần biết về ung thư thực quản
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Đoạn 1/ 3 trên và 1/3 giữa hầu hết là ung thư biểu mô vảy nhạy cảm với tia xạ, hoá chất. Đoạn 1/3 dưới hay gặp ung thư biểu mô tuyến ít nhạy cảm với tia xạ, hoá chất.
1- Đại cương
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Đoạn 1/ 3 trên và 1/3 giữa hầu hết là ung thư biểu mô vảy nhạy cảm với tia xạ, hoá chất. Đoạn 1/3 dưới hay gặp ung thư biểu mô tuyến ít nhạy cảm với tia xạ, hoá chất. Trị ung thư phổi
Về dịch tễ học mô tả, tỷ lệ mắc ung thư thực quản thay đổi tuỳ theo khu vực địa lý trên thế giới. Vùng có tỷ lệ mắc cao là Miền bắc Trung quốc, các nước đông bắc biển Caspi, Thổ Nhĩ kỳ. Tại Mỹ, ung thư thực quản đứng hàng thứ 15 trong toàn bộ các ung thư. Tại pháp, tỷ lệ mắc tương đối thấp trừ hai tỉnh Normandi và Bretagne có tỷ lệ mắc cao, nhất là các cụ già nam. Tại VN, ung thư thực quản tương đối hiếm gặp, thường đến khám muộn, điều trị khó khăn. Dịch tễ học phân tích cho thấy tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Bệnh hiếm gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi, gặp nhiều ở người > 50 tuổi. Về giới, không có sự khác biệt giữa nam và nữ tại những vùng có tỷ lệ mắc cao. Trái lại, tại những vùng có tỷ lệ mắc thấp, nam nhiều hơn nữ. Về vị trí khối u, ung thư thực quản thường gặp nhất ở 1/3 giữa khoảng 47%, ít gặp nhất ở 1/3 trên khoảng 17%. Vùng 1/3 dưới chiếm 36%, khả năng mổ được khá cao.
Về nguyên nhân, có một số yếu tố được coi là tác nhân gây ra ung thư thực quản như hút thuốc lá, rượu mạnh. Thuốc lá là quan trọng nhất. Người nghiện thuốc lâu năm có nguy cơ mắc ung thư thực quản khá cao. Thói quen ăn nóng, uống nước nóng của dân bắc Trung quốc làm cho tỷ lệ mắc khá cao. Một số nguyên nhân khác như chất nitrosamin có trong mắm, dưa muối, bệnh ngắn niêm mạc thực quản cũng liên quan đến bệnh ung thư thực quản. Trị ung thư phổi hiệu quả

2- Chẩn đoán
2.1. Biểu hiện lâm sàng
Nuốt nghẹn
Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 50 tuổi. Nuốt nghẹn là triệu chứng thường gặp nhất nhưng không đặc hiệu. Khở đầu có cảm giác nuốt vướng sau xương ức. Nuốt nghẹn mơ hồ, nhận thấy tương đối rõ khi nuốt thức ăn đặc. Nghẹn tăng dần và biểu hiện ngày càng rõ. Bệnh nhân nghẹn khi ăn thường dừng lại uống nước hoặc canh. Quá trình bệnh tăng dần, lúc đầu khó nuốt với thức ăn đặc về sau khó nuốt với thức ăn lõng. Cuối cùng, uống nước cũng nghẹn.
Trớ
Triệu chứng trớ là do khối u cản trở thức ăn, dịch tiết thực quản, nước bọt đọng lại, khi ngủ trớ ra ngoài. Dịch trớ lạc vào đường thở gây nên hiện tượng viêm đường hô hấp kéo dài, trội lên từng đợt. Bệnh nhân hầu như không nôn. Trị ung thư phổi như nào
Triệu chứng khác
Đau sau xương ức. Cảm giác đau mơ hồ, dai dẳng. Khàn tiếng mức độ vừa do viêm đường hô hấp trên hoặc khàn rõ như tiếng vịt đực do u hoặc hạch di căn xâm lấn thần kinh quặt ngực. Rò thực quản – khí phế quản: ho khạc liên miên, đau ngực dai dẳng, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Triệu chứng thực thể nghèo nàn, đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên.
Triệu chứng toàn thân
Bệnh nhân gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút > 5 kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng. Da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ. Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất. Bệnh nhân nuốt nghẹn càng nhiều càng biểu hiện rõ tình trạng mất nước mãn tính, suy dinh dưỡng và suy kiệt. Trị ung thư phổi ở đâu
2.2. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp thực quản cản quang
Chụp thực quản có uống thuốc cản quang rất cần thiết. Dùng ba rýt pha tương đối đặc, uống ngụm lớn rồi chụp ngay sau khi nuốt. Đối với bệnh nhân ho khạc nhiều, nghi rò thực quản – khí phế quản thì dùng thuốc cản quang tan trong nước, không dùng ba rýt. Hình ảng Xquang có thể thấy u lồi vào lòng thực quản, nhiễm cứng thành thực quản, ổ loét. Đoạn thực quản trên u có thể bị giãn to, lệch trục so với trục của thực quản bình thường. Chụp thực quản cho phép nhận định được tổn thương vị trí khối u ở 1/3 trên, giữa hay dưới. Phim thực quản còn có ích khi chuẩn bị soi thực quản, tránh biến chứng khi soi. Bên cạng hình ảnh thực quản, phim chụp còn cho phép phát hiện di căn phổi, hình ảnh viêm phế quản phổi, rò thực quản – khí phế quản.
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Hình ảnh X-quang thực quản chỉ cho thấy các biến dạng trong lòng thực quản, sự lệch trục và vị trí tổn thương nhưng khó đánh giá sự lan rộngẩ ngoài của khối u. CT giúp đánh giá mức độ lan rộng của u ở thành thực quản và sự xâm lấn vào tổ chức xung quanh thực quản và trung thất, đánh giá khả năng cắt bỏ được thực quản hay không. CT còn phát hiện hạch to, có giá trị xếp loại giai đoạn bệnh. Trị ung thư phổi nhanh
Chẩn đoán quyết định: Nội soi sinh thiết u
Nội soi thực quản phát hiện khối u. Đánh giá kích thước u, mức lan của u trong lòng thực quản, vị trí u so với cung răng trên, u 1 ổ hay nhiều ổ. Sinh thiết bờ tổn thương để chẩn đoán giải phẫu bệnh, phân loại ung thư biểu mô vảy hay ung thư biểu mô tuyến, mức độ độ biệt hoá cao, vừa hay thấp của ung thư. Lưu ý sinh thiết có thể gặp âm tính giả do ung thư hoại tử nhiều, lấy bệnh phẩm là mô hoại tử. Nhằm tránh nhầm lẫn này cần sinh thiết nhiều mảnh, ở rìa tổn thương. Người soi phải quan sát đại thể bệnh phẩm, phân biệt mô u, mô hoại tử, mô lành để quyết định chọn mẫu sinh thiết đúng.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
Ung thư thực quản cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh không phải khối u nhưng gây nuốt nghẹn. Túi thừa thực quản, co thắt tâm vị, nuốt nghẹn do rối loạn tâm thần, viêm hẹp thực quản do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, sẹo hẹp thực quản do uống nhầm a xít, xút, nuốt mật nóng. Hỏi quá trình bệnh, tuổi, tính chất và tiến triển của nuốt nghẹn, chụp phim thực quản có thể phân biệt được. Nội soi cũng có tác dụng tốt. Một số bệnh khối u như u vùng cổ và trung thất đè vào thực quản, ung thư tâm phình vị dạ dày cũng gây nuốt nghẹn. Trị ung thư phổi đúng cách. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng ung thư nhiều ổ vùng mũi họng, phế quản phối hợp đồng thời với ung thư thực quản nên cần nội soi mũi họng, khí phế quản một cách có hệ thống trong quá trình chẩn đoán.
2.5. Chẩn đoán giai đoạn
Chẩn đoán giai đoạn bệnh của ung thư thực quản dựa vào phân loại khối u (T), hạch khu vực (N), di căn xa (M) của Uỷ ban chống Ung thư quốc tế (UICC) năm 1997, cập nhật năm 2005.
Xếp loại Tiêu chuẩn
Xếp loại u nguyên phát (T)
Tx: Chưa đánh giá được khối u
To: Chưa thấy u nguyên phát.
Tis: Ung thư tiền xâm lấn, ung thư tại chỗ
T1: U xâm lấn niêm mạc hoặc dưới niêm mạc
T2: U xâm lấn đến lớp cơ
T3: U xâm lấn lớp áo của cơ, lớp thanh mạc
T4: U xâm lấn tổ chức quanh thực quản
Xếp loại hạch khu vực (N)
Nx: Chưa đánh giá được hạch di căn.
No: Chưa di căn hạch khu vực.
N1: Có di căn hạch khu vực.
Xếp loại di căn xa (M)
Mx: Chưa đánh giá được di căn xa.
Mo: Chưa di căn xa
M1: Có di căn xa
Đối với ung thư thực quản 1/3 dưới
M1a: Di căn hạch vành vị
M1b: Di căn xa nơi khác
Đối với ung thư thực quản 1/3 trên
M1a: Di căn hạch cổ
M1b: Di căn xa nơi khác
Đối với ung thư thực quản 1/3 giữa
M1a: Không áp dụng
M1: Di căn xa
Xếp giai đoạn bệnh
GĐ 0: Tis N0 M0
GĐ I: T1 N0 M0
GĐ IIA : T2/3 N0 M0
GĐ IIB : T1/T2 N1 M0
GĐ III : T3N1, T4N0M0
GĐ IV : T0-4 N0/1M1
GĐ IVA : T0-4 N0/1M1a
GĐ IVB : T0-4 N0/1M1b
Chẩn đoán ung thư thực quản dựa vào biểu hiện lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nội soi và sinh thiết khối u.
3- Điều trị
3.1. Nguyên tắc chung
Điều quan trọng nhất trong điều trị ung thư thực quản là phối hợp về nâng đỡ dinh dưỡng, chỉ định hợp lý đối với vị trí u, mức độ xâm lấn u và di căn hạch. Nâng đỡ dinh dưỡng phải bắt đầu sớm và đầy đủ trước khi bắt đầu mọi biện pháp điều trị cơ bản, triệt căn hay không triệt căn. Lựa chọn biện pháp điều trị cơ bản một cách mềm dẻo, phù hợp với từng điều kiện. Đối với ung thư biểu mô vảy giai đoạn sớm, phẫu thuật có kết quả gần tương đương với tia xạ đơn thuần liều cao, hoá chất đơn thuần không kết quả. Đối với ung thư biểu mô tuyến giai đoạn sớm, phẫu thuật có kết quả hơn tia xạ đơn thuần liều cao, hoá chất đơn thuần không kết quả. Ung thư thực quản 1/3 trên phẫu thuật khó khăn nên thường sử dụng tia xạ và hoá chất phối hợp. Ung thư thực quản 1/3 giữa khi u < 3 cm nên phẫu thuật, u > 3 cm cần cân nhắc, u > 5 cm thường kèm theo di căn hạch, kết quả phẫu thuật kém hơn sử tia xạ và hoá chất phối hợp. Ung thư thực quản 1/3 dưới hầu hết là ung thư biểu mô tuyến ít nhạy cảm tia xạ, vì vậy cần phẫu thuật đơn thuần giai đoạn I và IIA, phẫu thuật có tia xạ và hoá chất bổ trợ giai đoạn II B và III.
Phẫu thuật, về lý luận là biện pháp điều trị có tính chất triệt căn nhất. Trên thực tế, số bệnh nhân có khả năng mổ được và có khả năng cắt được tương đối ít. Số bệnh nhân không mổ được chiếm đa số, phần vì chẩn đoán muộn, phần khác do tuổi cao, bệnh nội khoa phối hợp và không ít bệnh nhân từ chối mổ. Hơn nữa, phẫu thuật thực quản luôn luôn là nặng, biến chứng về miệng nối, biến chứng phổi và màng phổi phức tạp. Do vậy, cần lựa chọn kỹ để chỉ định phẫu thuật. Về vị trí u, nên mổ đối với 1/3 dưới, không mổ đối với 1/3 trên, cân nhắc kỹ đối với 1/3 giữa. Về giai đoạn bệnh, nên mổ đối với giai đoạn I và II, cân nhắc kỹ đối với giai đoạn III, không mổ đối với giai đoạn IV. Về tình trạng toàn thân, phân biệt giữa điều kiện cho phép phẫu thuật (CPPT) và điều kiện không cho phép phẫu thuật (KCPPT). Điều kiện CPPT là tuổi < 75, chức năng hô hấp > 75%, không bệnh nội khoa nặng (đái đường, suy tim, suy thận, xơ gan, tai biến mạch máu não). Điều kiện KCPPT là tuổi > 75, chức năng hô hấp < 75%, có bệnh nội khoa nặng. Có chỉ định mổ nhưng việc chọn lựa phương pháp mổ cũng cần được cân nhắc kỹ sao cho thích hợp nhất và tránh được nguy cơ tử vong cao.
Tia xạ là biện pháp điều trị có lợi thế cao, nhất là có trang bị máy gia tốc. Tia xạ triệt căn đối với giai đoạn I,II điều kiện KCCPT hoặc bệnh nhân từ chối mổ. Tia xạ bổ trợ trước mổ ít dùng. Tia xạ bổ trợ sau mổ nhằm hạn chế tái phát tại chỗ và tại vị trí lân cận. Điều trị tia xạ đơn thuần hoặc phối hợp với hoá chất đối với giai đoạn muộn nhằm giảm nghẹn, hạn chế xâm lấn của u, kéo dài thời gian sống thêm.
Điều trị hoá chất đơn thuần không thể triệt căn. Điều trị hoá chất bổ trợ sau mổ triệt căn nhằm hạn chế vi di căn xa. Điều trị hoá chất phối hợp với tia xạ có tác dụng nhất định đối với ung thư thực quản giai đoạn muộn nhằm giảm nghẹn, hạn chế xâm lấn của u, kéo dài thời gian sống thêm.
3.2. Chỉ định điều trị
Giai đoạn I, II, u 1/3 trên, tuổi > 60: Tia xạ triệt căn tại u + mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời.
Giai đoạn III, u 1/3 trên, tuổi > 60: Tia xạ triệt căn tại u và tại hạch + mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời.
Giai đoạn I, II, u 1/3 trên, tuổi < 60: Tia xạ triệt căn phối hợp với hoá chất + mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời.
Giai đoạn I, II, u 1/3 giữa và 1/3 dưới, điều kiện CPPT: Phẫu thuật cắt và tái tạo thực quản, vét hạch đối với T1/2N1M0, có thể không vét hạch đối với T1/2N0M0.
Giai đoạn I, II, u 1/3 giữa và 1/3 dưới, điều kiện KCPPT hoặc bệnh nhân từ chối mổ: Tia xạ triệt căn phối hợp với hoá chất + mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời.
Giai đoạn III, u 1/3 giữa, tuổi < 60: Tia xạ triệt căn tại u và hạch trung thất, thượng đòn 2 bên + mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời.
Giai đoạn III, u 1/3 giữa, tuổi > 60: Tia xạ triệt căn tại u và hạch trung thất, thượng đòn 2 bên + phối hợp hoá chất + mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời.
Giai đoạn III loại T3N1M0, u 1/3 dưới, điều kiện CPPT: Phẫu thuật cắt và tái tạo thực quản, vét hạch khu vực + Tia xạ và hoá chất bổ trợ sau mổ.
Giai đoạn III loại T3N1M0, u 1/3 dưới, điều kiện KCPPT: Tia xạ triệt căn tại u và hạch trung thất + mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời.
Giai đoạn III loại T4N0M0, Tuổi < 60: Tia xạ triệt căn tại u và trung thất + phối hợp hoá chất + mở thông dạ dày nuôi dưỡng.
Giai đoạn III loại T4N0M0, Tuổi > 60: Tia xạ triệt căn tại u và trung thất + mở thông dạ dày nuôi dưỡng.
Giai đoạn IV, tuổi < 60: Tia xạ phối hợp hoá chất tạ thời, mở thông dạ dày nuôi dưỡng.
Giai đoạn IV, tuổi < 60: Tia xạ phối hợp hoá chất tạ thời, mở thông dạ dày nuôi dưỡng.
Giai đoạn IV, tuổi > 60: Mở thông dạ dày nuôi dưỡng, điều trị triệu chứng.
3.3. Phẫu thuật Lewis-Santy
Ivor Lewis là phẫu thuật viên đầu tiên mô tả kỹ thuật cắt thực quản qua 2 lần mổ đường bụng và đường ngực vào năm 1946. Santy đã thực hiện đường mổ của Lewis trong cùng 1 lần mổ vào năm 1947. Vì vậy, người ta gọi phẫu thuật này là phẫu thuật Lewis – Santy. Ngày nay, phẫu thuật này được áp dụng rộng rãi trên thế giới, chỉ định cho ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới, nghĩa là đoạn dưới cung động mạch chủ đến tâm vị.
Đường bụng
Đường mổ này nhằm mục đích thăm dò gan, phúc mạc, di căn hạch vành vị, quanh tâm phình vị, phẫu tích vùng tâm vị, thực quản bụng, vét hạch tầng trên ổ bụng, giải phóng dạ dày, chuẩn bị tái tạo thực quản mới.
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, nằm ngữa, kê gối ngang lưng mức mũi ức. Rạch da đường giữa dưới rốn. Thăm dò gan, phúc mạc, di căn hạch vành vị, quanh tâm phình vị. Nếu di căn, cần kết thúc cuộc mổ. Nếu không di căn, cần đánh giá và quyết định cắt thực quản hay không: phẫu tích vùng tâm vị thực quản. Giải phóng gan trái, mở lá phúc mạc trước thực quản, bộc lộ tâm vị và thực quản bụng. Cắt mạc nối nhỏ, cắt 2 dây X phải và trái. Luồn gạc dài nhỏ kéo thực quản bụng ra trước và xuống dưới. Mở rộng lỗ cơ hoành ra trước trái 6 cm để lên trung thất. Phẫu tích mặt trước thực quản ngực lên cao 12 cm để kiểm tra khả năng cắt được hay không. Nếu không có khả năng cắt được, cần cầm máu kỹ và rút lui. Nếu có khả năng cắt được, cần tiếp tục phẫu tích hai bên, mặt sau thực quản và trở lại bụng giải phóng dạ dày. Thì giải phóng dạ dày, vét hạch tầng trên ổ bụng bắt đầu từ cắt mạc nối nhỏ, mạc nối lớn. Cắt động mạch vành vị tận gốc. Bảo tồn mạch máu môn vị và toàn bộ cung mạch vị mạc nối phải. Dạ dày được giải phóng từ tâm vị đến tá tràng. Cắt dọc dạ dày phía bờ cong nhỏ, khâu dọc 2 lớp tạo thành một cái ống dài, được nuôi dưỡng bằng cung mạch vị mạc nối phải. Cần tạo hình môn vị để chống ứ động dạ dày. ống dạ dày sẽ được đưa lên lồng ngực tái tạo thực quản sau khi cắt. Các nhóm hạch trước và sau tâm phình vị, quanh động mạch vành vị, thân tạng, cuống gan, cuống lách được vét sạch cùng với tổ chức mỡ. Cần mở thông hỗng tràng nuôi dưỡng tạm thời. Đặt dẫn lưu dưới gan, hố lách và đóng bụng theo các lớp giải phẫu.
Đường ngực phải
Chuyển tư thế bệnh nhân nghiêng phải. Mở ngực phải đủ rộng theo khe liên sườn V. Vén phổi, phẫu tích thực quản và trung thất sau. Mở dọc phế mạc thành bờ phải cột sống, sau tĩnh mạch đơn để lên cao đến trên quai tĩnh mạch đơn. Mở dọc phế mạc thành 1 đường thứ 2 ở phía trước dọc theo màng tim lên tới dưới quai tĩnh mạch đơn. Thắt và cắt quai này cùng động mạch phổi dưới. Vị trí cắt thực quản phải cao hơn bờ trên u ít nhất 5 cm. Vét toàn bộ tổ chức mỡ và hạch trung thất bám quanh thực quản và đám hạch nằm dưới chạc 3 khí phế quản. Cắt thực quản, khâu cầm máu mỏm cắt. Kéo ống dạ dày từ bụng lên để nối với mỏm cắt thực quản. Miệng nối phải bảo đảm kín, tưới máu tốt, không co kéo. Cố địng ống dạ dày trong lồng ngực. Đặt 2 dẫn lứu màng phổi phải. Đóng ngực theo các lớp giải phẫu.
3.4. Phẫu thuật Akiyama
Khác với phẫu thuật Lewis- Santy, năm 1971, Akiyama người Nhật chủ trương mở ngực cắt thực quản trước rồi mở bụng tạo ống dạ dày, mở cổ khâu miệng nối giảm tỷ lệ tử vong đáng kể so với khâu nối trong lòng ngực. Phẫu thuật được chỉ định cho ung thư thực quản 1/3 giữa và phần thấp của 1/3 trên. Ưu điểm của phẫu thuật này là vét hạch rộng ở trung thất và cổ, cắt thực quản tương đối cao giảm tái phát miệng nối. Nhược điểm là hay gặp suy hô hấp nên có xu hường dùng phẫu thuật nội soi thì ngực, không mở ngực tránh suy hô hấp. Một số chủ trương nội soi thêm cả thì bụng nhưng lợi ích không đáng kể.
Đường ngực
Đường ngực phải được thực hiện trước tiên nhằm cắt gần toàn bộ thực quản. Thực hiện như đối với thì mở ngực trong phẫu thuật Lewis – Santy. Bệnh nhân nằm nghiêng, mở ngực liên sườn V phải đủ rộng. Vén phổi, mở dọc phế mạc thành 2 bên thực quản. Cắt tĩnh mạch đơn. Giải phóng thực quản. Vét hạch trung thất bao gồm lấy hết tổ chức mỡ và hạch cạnh thực quản nằm giữa khoang tạo bỡi phía sau là động mạch chủ và cột sống, phía trước là khí phế quản, màng tim. Cắt thực quản, khâu kín 2 mỏm cắt. Đặt 2 dẫn lưu ngực, khâu đóng ngực theo các lớp giải phẫu.
Đường bụng và đường cổ trái
Đặt lại tư thế cho bệnh nhân nằm ngửa, gối kê vai, ngoảnh mặt sang phải. Rạch da dường giữa trên rốn. Vào ổ bụng, thăm dò, đánh giá di căn hạch, di căn gan và phúc mạc. Giải phóng dạ dày từ phình vị đến tá tràng. Cắt động mạch vành vị sát gốc. Vét hạch vành vị và vùng quanh tâm - phình vị. Bảo vệ cung mạch vị mạc nối phải để nuôi ống dạ dày. Cắt bờ công nhỏ, khâu vắt kín lớp niêm mạc cơ, khâu vắt hoặc mũi rời lớp thanh mạc, tạo hình ống dạ dày. Tạo hình môn vị ngoài niêm mạc để tránh ứ đọng dạ dày. Mở thông hỗng tràng nuôi dưỡng hậu phẫu tạm thời. Mở và nong đường hầm sau xương ức đủ lọt bàn tay lên tới cổ để luồn ống dạ dày từ bụng lên cổ. Có thể không cần làm đường hầm nếu chủ trương luồn ống dạ dày lên cổ theo đường hầm trung thất sau.
Thì mở cổ, đường rạch hình chữ u để vét hạch cổ 2 bên hoặc hình chữ J bên trái nếu không vét hạch cổ. Cắt cơ vai móng bên trái. Phẫu tích vào khe tạo bỡi tuyến giáp và động mạch cảnh gốc trái. Vén tuyến giáp vào trong, bộc lộ và bảo vệ thần kinh quặt ngược trái. Phẫu tích quanh thực quản dần dần xuống tận trung thất rồi kéo mỏm thực quản lên cổ. Cắt lại thực quản, chuẩn bị mỏm cắt để nối với ống dạ dày. Mở vào đường hầm sau xương ức đủ rộng sao cho lọt bàn tay vào đường hầm. Phối hợp với thì bụng để kéo ống dạ dày từ bụng qua đường hầm sau xương ức lên cổ để nối với thực quản. Miệng nối khâu bằng tay, 1 lớp, vắt kín, dày chắc, không kéo căng, bảo đảm tưới máu tốt. Khâu lại cơ vùng cổ, để hở da một phần ngay nơi đặt miệng nối đề phòng khi rò có lối thoát cho dịch tực chảy ra ngoài. biến chứng rò miệng nối thực quản – dạ dày ở vùng cổ ít nguy hiểm và thường tự lành cùng với liền sẹo vết mổ cổ. Đồng thời với khâu nối ở cổ, tiến hành đóng bụng. Khâu lại vết mở cơ hoàng, dẫn lưu dưới gan, hố lách, rút sau 3ngày. Khâu phúc mạc, cân, da. Cắt chỉ da sau 7 ngày.
3.5. Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản
Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản về cơ bản tương tự như phẫu thuật Akiyama nhưng thì ngực và bụng được thay thế hoàn toàn bằng thao tác nội soi. Kỹ thuật này có ưu điểm quan trọng là cắt thực quản và vét hạch đầy đủ nhưng không cần mở ngực, giảm đáng kể biến chứng màng phổi và phổi. Hậu phẫu nhẹ nhàng, ít đau, ít suy hô hấp. Thì bụng cũng được áp dụng nội soi, thăm dò, vét hạch, chuẩn bị ống dạ dày. Duy nhất đường cổ trái phải mổ mở, cắt thực quản và làm miệng nối bằng tay.
3.6. Phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực
Cắt thực quản không mở ngực về cơ bản là giải phóng thực quản ngực bằng tay, không vét hạch, cắt thực quản ở cổ trái, tạo ống dạ dày đưa lên cổ nối với thực quản. Chỉ định dành cho ung thư thực quản 1/3 dưới, tốt nhất là T1,2N0M0. Ưu điểm của phẫu thuật này là nhẹ nhàng, ít suy hô hấp, miệng nối ở cổ ít tử vong. Ngược điểm là không vét được hạch, tuy nhiên có thể khắc phục bằng tia xạ bổ trợ.
Thì bụng và cổ trái, bệnh nhân nằm ngửa, gối kê vai, mặt ngoảnh sang phải. Rạch da dường giữa trên rốn. Thăm dò, đánh giá di căn hạch, gan, phúc mạc. Thăm dò khả năng cắt thực quản. Giải phóng tâm vị và thực quản bụng, luồn gạc dài nhỏ vòng ra sau góc His để kéo thực quản ra trước và xuống dưới. Mở rộng lổ cơ hoành về phía trước trái dài khoảng 8 cm. Phẫu tích quanh thực quản từ dưới lên trên. Dùng đầu ngón tay trỏ tách và đẩy thực quản khỏi màng tim, màng phổi 2 bên, cột sống ở phía sau cho tới tận ngả ba khí phế quản. Cầm máu bằng cách kẹp clip hoặc buộc chỉ bằng tay. Dùng tiếp 1 panh dài cặp bông cầu để giải phóng thực quản ở tầng cao khỏi cung động mạch chủ và tổ chức quanh cho đến tận nền cổ.
Trở lại vùng bụng, giải phóng dạ dày từ tâm phình vị đến tá tràng. Cắt động mạch vành vị sát gốc để vét hạch vành vị và vùng quanh tâm phình vị. Bảo vệ cung mạch vị mạc nối phải. Cắt bờ công nhỏ, khâu vắt kín lớp thanh cơ, khâu vắt hoặc mũi rời lớp thanh mạc, tạo hình ống dạ dày. Tạo hình môn vị ngoài niêm mạc để tránh ứ đọng dạ dày. Mở thông hỗng tràng nuôi dưỡng hậu phẫu tạm thời. Nếu dự định đưa ống dạ dày lên cổ theo đường trung thất sau thì luồn bàn tay trái nong rộng đường hầm trung thất sau lên tận cung động mạch chủ. Nếu muốn đưa ống dạ dày lên cổ theo đường sau xương ức thì tạo đường hầm sau xương ức đủ rộng lọt bàn tay lên tới cổ. Thì đóng bụng sẽ thực hiện sau khi kéo ống dạ dày lên cổ. Khâu lại vết mở cơ hoàng, dẫn lưu dưới gan, hố lách, rút sau 3 ngày. Khâu phúc mạc, cân, da. Cắt chỉ da sau 7 ngày.
Thì cổ được thực hiện hoàn toàn tương tự với thì cổ trong phẫu thuật Akiyama. Sau khi cắt thực quản ở cổ, kéo toàn bộ thực quản xuống để ra ngoài theo đường bụng. Kéo ống dạ dày qua đường hầm trung thất hoặc sau xương ức lên cổ để nối với mỏm thực quản. Miệng nối làm bằng tay, 1 lớp vắt kín, dày chắc, không kéo căng, bảo dảm tưới máu tốt. Khâu lại vùng cổ, để hở da nơi đặt miệng nối phòng biến chứng rò.
3.7. Điều trị tia xạ
Lập kế hoạch tia và tính tổng liều xạ
Tia xạ ung thư thực quản 1/3 trên, ở cổ tương đối nông nên dùng máy xạ Coban 60. Tia xạ 1/ 3 giữa và 1/3 dưới ở sâu trong lòng ngực nên dùng máy giai tốc thẳng 10-25 MV. Loại ung thư biểu mô vảy thường gặp ở 1/3 trên và 1/3 giữa, nhạy cảm tia xạ hơn loại ung thư biểu mô tuyến thường gặp ở 1/3 dưới. Đánh giá mức độ lan rộng của u bằng chụp CT sau khi đánh dấu hạt chì trên thành ngực, chụp thực quản cản quang. Mô phỏng u theo không gian 3 chiều, xác định trường chiếu tối đa về chiều dọc, về bề ngang, về bề dày của u. Xác định bia và khối lượng vật chất cần chiếu xạ.
Tia xạ đơn thuần, triệt căn liều 60 Gy chỉ định cho ung thư thực quản 1/3 trên thường là loại ung thư biểu mô vảy. Đoạn 1/3 giữa và 1/3 dưới, xếp loại T1,T2 N0, M0 điều kiện không cho phép phẫu thuật hoặc bệnh nhân từ chối mổ có thể tia xạ triệt căn. bao giờ cũng mở thông dạ dày nuôi dưỡng. Tia xạ đơn thuần bổ trợ sau mổ chỉ định cho các trường hợp đã cắt thực quản nhưng tiếp cận u, diện cắt vi thể còn sót u. Tổng liều tia sau mổ cần ít nhất 40 Gy. Trường hợp có di căn hạch thường phối hợp tia xạ và hoá chất bổ trợ sau mổ. Tia xạ không triệt căn nhằm giảm bệnh chỉ định cho giai đoạn IV có T4 N0 M0. Mở thông dạ dày để nuôi dưỡng tốt và tia đủ liều tại trung thất 60 Gy. Giai đoạn IV có T4N1M0 về cơ bản điều trị triệu chứng nhưng nếu thể trạng tốt, không có bệnh nội khoa nặng có thể thăm dò phối hợp tia xạ tại trung thất với hoá chất toàn thân để kéo dài thời gian sống thêm.
Tư thế bệnh nhân, trường chiếu, phân liều
Bệnh nhân nằm ngửa, trục thực quản được xác định bằng hình ảnh phim chụp thực quản có cản quang. Vùng chiếu xạ vượt cực trên và dưới u 3-5 cm, quá phía trước thực quản 2 cm, phía trong và sau phải tránh tuỷ sống. Diện tích trường chiếu khoảng 5 X 16 cm. Có thể thiết kế nhiều trường chiếu với các kỹ thuật khác nhau Sử dụng nhiều kỹ thuật trường chiếu phối hợp nhau nhằm mục đích đạt tổng liều tại thể tích bia nhưng ít biến chứng nhất. Kỹ thuật trường chiếu chếch có nêm gồm trường chiếu chếch phải và trường chiếu chếch trái, mỗi trường chiếu 1 Gy 1 lần, mỗi tuần tia 5 lần. Kỹ thuật 4 trường chiếu vuông gốc gồm trường chiếu thẳng ngực có che ống tuỷ, trường chiếu lưng đối xứng. Tia phân liều khoảng 0,6 Gy mỗi lần, mỗi tuần tia 5 lần. Trường chiếu ngực bên phải và bên trái, tia phân liều khoảng 0,4 Gy mỗi lần, mỗi tuần tia 5 lần.
Phòng và điều trị biến chứng do tia
Tim, phổi, tuỷ sống là các bộ cần che chắn, bảo về trong điều trị tia xạ ung thư thực quản. Liều xạ tối đa đối với các bộ phận này không được vượt quá 40 Gy.
Theo dõi và săn sóc bệnh nhân về dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng. Sau tuần thứ tư thường có viêm thực quản do tia, phải ngừng tia khoảng 1 tuần và dùng thuốc giảm triệu chứng. Tia máy Coban hay gặp viêm phổi do tia. Dùng máy gia tốc ít gặp biến chứng hơn.
3.8. Điều trị hoá chất
Điều trị hoá chất thường được dùng bổ trợ sau mổ hoặc phối hợp đồng thời hoá chất với tia xạ. Phác đồ hoá chất sau đây thường được dùng phổ biến nhất.
Phác đồ 5FU + Cisplatin Liều /m2 da Đường dùng Ngày dùng
5-FU 1000 mg truyền TM 24 giờ Ngày 15
Cisplatin 75 mg TM Ngày 1
Mỗi đợt 4 tuần, nhắc lại vào ngày thứ 29
3.9 Phác đồ điều trị ung thư thực quản
UTTQ 1/3 trên
- GĐ I, II, tuổi > 60: TX 60 Gy tại u + MTDD
- GĐ III, tuổi > 60: TX tại u và hạch cổ + MTDD.
- GĐ III, tuổi < 60: TX tại u và hạch cổ + HC + MTDD.
UTTQ 1/3 giữa và 1/3 dưới, GĐ I,II
- Điều kiện CPPT: PT triệt căn.
- Điều kiện KCPPT hoặc từ chối mổ: TX 60 Gy + MTDD.
GĐ III, u 1/3 giữa
- Tuổi < 60: TX 60 Gy trung thất, thượng đòn 2 bên + MTDD.
- Tuổi > 60: TX 60 Gy trung thất, thượng đòn 2 bên + HC + MTDD.
GĐ III, u 1/3 dưới
- Điều kiện CPPT: PT triệt căn + TX 40 Gy + HC sau mổ.
- Điều kiện KCPPT: TX 60 Gy + MTDD.
GĐ IV 1/3 trên, giữa, dưới
- Tuổi < 60: TX 60 Gy + HC thăm dò + MTTD.

- Tuổi > 60: MTDD + Săn sóc triệu chứng.

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH UNG THƯ THẬN      
Ung thư thận chiếm khoảng 3% các loại ung thư. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nam mắc bệnh nhiều gấp đôi nữ. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ di căn vào các tạng khác của cơ thể như gan, đại tràng, thượng thận…và gây tử vong.
1. Ung thư thận là gì?
Ung thư thận là loại ung thư phổ biến nhất ở người lớn (trên 40 tuổi) do các tế bào ung thư phát triển trong thận. Ung thư tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô) liên quan đến bể thận là loại ung thư thận ít gặp hơn. Nó tương tự như ung thư ở bàng quang và thường được điều trị giống ung thư bàng quang, u Wilms là loại ung thư thận phổ biến nhất ở trẻ em, khác với ung thư thận ở người lớn.

Khi ung thư thận phát triển, nó có thể xâm lấn vào các cơ quan ở gần thận, như gan, đại tràng hoặc tuyến tuỵ. Tế bào ung thư thận có thể tách khỏi khối u ban đầu và lan đi xa (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể. Khi ung thư thận di căn thì tế bào ung thư có thể xuất hiện trong các hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu tìm thấy tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết ở gần thận nạo vét được trong khi phẫu thuật, khi đó có thể ung thư đã lan tới các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư thận có thể lan và tạo ra các u mới, thường gặp nhất là ở xương và phổi. Khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và có cùng tên với khối u ban đầu (khối u nguyên phát) ở thận.
2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư thận là gì?
Giống như hầu hết các loại ung thư khác, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư thận tăng lên theo độ tuổi. Bệnh thường xuất hiện nhất là trong độ tuổi trên 40. Gặp ở nam giới nhiều gấp đôi nữ giới. Bên cạnh đó, ung thư thận có vẻ thường gặp hơn ở người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng. Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư thận là:
Sử dụng thuốc lá : Theo kết quả nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thận cao gấp đôi những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng thuốc càng dài thì nguy cơ càng cao. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư thận sẽ giảm xuống khi bỏ hút thuốc.
Béo phì : Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Trong một số nghiên cứu, béo phì đi kèm tăng nguy cơ ung thư ở phụ nữ. Một nghiên cứu khác nêu ra rẳng thừa cân cũng là một yếu tố nguy cơ cả ở nam giới. Nguyên nhân của mối liên quan này còn chưa được xác định rõ.
Sự tiếp xúc trong nghề nghiệp : Một số nghiên cứu đã kiểm tra xem tiếp xúc với các yếu tố nghề nghiệp có làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận ở công nhân hay không. Ví dụ, các nghiên cứu chì ra công nhân lò than cốc trong nhà máy thép có tỷ lệ mắc ung thư thận cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy amiăng ở nơi làm việc, một chất có liên quan tới ung thư phổi và ung thư trung mô (là lớp màng bao phủ các tạng bên trong của cơ thể), cũng làm tăng nguy cơ mác một số loại ung thư thận.
Tia xạ : Những phụ nữ đã được chiếu xạ để điều trị các rối loạn ở tử cung có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư thận. Hơn nữa, những người đã tiếp xúc với thorotrast (thorium dioxid), một chất phóng xạ được sử dụng vào những năm 20 cùng với việc chụp X quang để chẩn đoán, có tỷ lệ mắc ung thư thận tăng lên. Tuy nhiên, chất này hiện không còn được sử dụng và các nhà khoa học cho rằng chiếu xạ chỉ gây ra một phần trăm rất nhỏ trong tổng số các trường hợp ung thư thận.
Phenacetin: Một số người đã bị ung thư thận sau một thời gian dài sử dụng loại thuốc này với liều cao. Loại thuốc giảm đau này hiện không còn được sử dụng ở Mỹ.
Lọc máu : Những bệnh nhân được lọc máu để điều trị suy thận mạn tính trong nhiều năm tăng nguy cơ phát triển nang thận và ung thư thận. Cân tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tác dụng lâu dài của việc lọc máu đối với các bệnh nhân bị suy thận.
Bệnh Von Hippel-Lindau (VHL): Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người có căn bệnh di truyền này có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào thận cũng như khối u ở các bộ phận khác cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát tìm ra một loại gen gây bệnh VHL và họ tin rằng việc phân lập được gen này có thể giúp cải thiện các phương pháp chẩn đoán, điều trị và thậm chí phòng ngừa một số loại ung thư thận.
3. Triệu chứng của ung thư thận
Ở giai đoạn sớm, ung thư thận thường không gây ra dấu hiệu gì rõ ràng hoặc các triệu chứng khó chịu. Khi ung thư thận phát triển thì xuất hiện những triệu chứng sau:
Đi tiểu ra máu . Máu có thể xuất hiện trong nước tiểu hôm nay nhưng hôm sau lại không xuất hiện. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy máu hoặc có thể được phát hiện khi làm xét nghiệm nước tiểu trong thăm khám sức khỏe định kỳ.
Có khối u ở thận: Khi đi chụp chiếu phát hiện ra khối u.
Các triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm:
Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Chán ăn
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Sốt tái đi tái lại nhiều lần, uống thuốc không thấy khỏi.
Đau ở cạnh lưng dai dẳng
Cảm thấy mỏi mệt toàn thân.
Huyết áp cao hoặc thiếu máu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận; tuy nhiên, những triệu chứng này ít gặp hơn.
Những triệu chứng này có thể do ung thư hoặc các các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra như nhiễm khuẩn hoặc nang. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán. Những người có các triệu chứng này có thể đến gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Thông thường, ung thư giai đoạn sớm không gây đau; điều quan trọng là không nên chờ cho đến khi thấy đau mới đến khám bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân càng lớn.
4. Ung thư thận được chẩn đoán như thế nào?
Để tìm nguyên nhân gây triệu chứng, bác sĩ cần khai thác tiền bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng. Bên cạnh việc kiểm tra các dấu hiệu vê sức khỏe chung, bác sĩ có thể chi định làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Bác sĩ có thể khám kỹ vùng bụng để tìm u cục hoặc các khối bất thường. Bác sĩ thường chi định các thăm dò hình ảnh của thận và các cơ quan lân cận. Những bức tranh này thường có thể cho biết các thay đổi ở thận và mô xung quanh. Ví dụ, chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang tình mạch (IVP) là chụp X quang thận, niệu quản và bàng quang sau khi tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Các hình ảnh chụp được có thể cho thấy những biến đổi về hình dạng của các cơ quan này và các hạch lymphô lân cận. Chụp động mạch sẽ cung cấp một loạt phim X quang chụp mạch máu. Thuốc cản quang được tiêm vào mạch máu lớn qua một ống thông. Phim chụp cho thấy mạng lưới mạch máu nhỏ hơn ở bên trong và xung quanh thận. Các thăm dò bằng hình ảnh khác bao gồm chụp cát lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ và siêu âm, có thể cho thấy sự khác biệt giữa các mô bệnh và các mô lành. Nếu kết quả xét nghiệm nghi ngờ ung thư thận thì có thể tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để chẩn đoán ung thư. Sinh thiết để tìm ung thư thận tức là bác sĩ chọc một kim nhỏ vào trong khối u và hút ra một mẫu mô. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mô đó dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Khi chẩn đoán ung thư thận, bác sĩ cần xác định giai đoạn hoặc phạm vi của bệnh. Phân giai đoạn là một quá trình thăm dò chi tiết để phát hiện ung thư đã lan chưa và nếu lan thì lan tới phần nào của cơ thể. Bác sĩ cần phải có thông tin này để lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Để phân giai đoạn ung thư thận, bác sĩ có thể cho chụp bổ sung cộng hưởng từ và chụp X quang các mô và mạch máu ở bên trong và xung quanh thận. Bác sĩ có thể tìm các hạch lymphô bị sưng to lên ở trong lồng ngực và ổ bụng qua chụp cât lớp vi tính. Chụp X quang lồng ngực thường có thể cho biết ung thư đã di căn vào phổi chưa. Xạ hình xương là dùng chất phóng xạ để ghi hình xương, có thể phát hiện ra các dấu hiệu di căn của ung thư vào xương.
5. Điều trị ung thư thận
5.1. Các phương pháp điều trị tại chỗ
Phẫu thuật ung thư thận:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thận phổ biến nhất. Phẫu thuật được thực hiện là cắt bỏ thận. Bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ toàn bộ quả thận cùng với tuyến thượng thận và các mô quanh thận. Một số hạch bạch huyết trong vùng có thể được nạo vét. Đây là thủ thuật cắt thận triệt để. Trong một SỐ trường hợp, bác sĩ phẫu thuật chi cắt bỏ thận (thủ thuật cắt thận đơn giản). Quả thận còn lại nói chung có thể đảm đương được công việc của cả hai thận. Một SỐ trường hợp khác, bác sỹ phẫu thuật chi cẳt bỏ một phần quả thận nơi có khối u, gọi là thủ thuật cắt thận bán phần. Thuyên tắc động mạch nghĩa là làm tắc động mạch để khối u thuyên giảm đi, đôi khi được thực hiện trước phẫu thuật để có thể tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn. Nó cũng thường được sử dụng để giảm đau hoặc chống chảy máu khi không thể cát bỏ được khối u. Các miếng xốp nhỏ bầng gelatin đặc biệt hoặc bằng chất liệu khác được tiêm vào cơ thể qua một ống thông để làm tác các mạch máu chính ở thận. Thủ thuật này làm nhỏ khối u nhờ việc giảm tưới dòng máu mang ôxy và các chất dinh dưỡng cần cho khối u phát triển. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường đặt ra trước khi phẫu thuật:
Loại phẫu thuật nào sẽ được thực hiện?
Có cần phải tiếp tục điều trị sau khi phẫu thuật không? Cách điều trị như thế nào?
Tôi sẽ cảm thấy thế nào sau khi phẫu thuật?
Nếu tôi bị đau, bác sĩ có thể giúp tôi như thế nào?
Khi nào tôi có thể bắt đầu trở lại hoạt động thường ngày?
Xạ trị ung thư thận:
Liệu pháp tia xạ là sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, bác sĩ sử dụng liệu pháp này để giảm đau (điều trị triệu chứng) khi ung thư thận đã di căn vào xương. Người ta điều trị ung thư thận bằng phương pháp chiếu xạ ngoài, dùng một vật liệu phóng xạ bên ngoài cơ thể và một máy chiếu xạ hướng các tia vào một vùng cụ thể. Bệnh nhân ngoại trú được điều trị ở bệnh viện hoặc phòng khám năm ngày mỗi tuần trong vài tuần. Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các mô lành nhờ sự tỏa tổng liều phóng xạ ra ngoài. Bệnh nhân không cần nằm viện trong khi tiến hành xạ trị và bệnh nhân không mang nguồn xạ trong và sau khi điều trị. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân thường hỏi bác sĩ trước khi tiến hành xạ trị:
Mục đích của phương pháp điều trị này là gì?
Khi nào thì việc điều trị bát đầu? Khi nào thì kết thúc?
Tôi sẽ cảm thấy như thế nào trong thời gian điều trị? Có thể có những tác dụng phụ nào?
Tôi có thể làm gì để chăm sóc bản thân trong khi điều trị bầng tia phóng xạ?
Làm cách nào tôi biết được điều trị có hiệu quả hay không?
Liệu tôi có thể tiếp tục hoạt động như bình thường trong thời gian điều trị tia phóng xạ hay không?
5.2. Các phương pháp điều trị toàn thân
Phẫu thuật và thuyên tác động mạch là các phương pháp điều trị tại chỗ. Các phương pháp đó chi tác động tới tế bào ung thư trong vùng điều trị.
Liệu pháp sinh học, hóa trị liệu và liệu pháp hoóc-môn, được giải thích sau đây, là các phương pháp điều trị toàn thân bởi vì chúng đi vào hệ thống mạch máu và tới các tế bào trong toàn bộ cơ thể. Liệu pháp sinh học là một dạng điều trị tăng cường khả năng kháng ung thư tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch). Interleukin-2 và interferon là hai loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học để điều trị ung thư thận giai đoạn muộn. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục nghiên cứu các phương pháp tốt hơn để tiến hành liệu pháp sinh học đồng thời có thể giảm được tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân được điều trị bâng liệu pháp sinh học cần nảm viện trong thời gian điều trị để có thể theo dõi được các tác dụng phụ này.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Mặc dù có hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư khác nhưng hóa trị liệu lại tỏ ra hạn chê’ đối với ung thư thận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu các loại thuốc và các phác đồ phối hợp thuốc mới có thể có hiệu quả hơn.
Liệu pháp hoóc-môn được áp dụng cho một số lượng nhỏ bệnh nhân ung thư thận giai đoạn muộn. Một số trường hợp ung thư thận có thể điều trị bầng hoóc-môn để kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Thông thường hoóc- môn được sử dụng để điều trị triệu chứng.
6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?
Việc theo dõi định kỳ của bác sĩ sau khi điều trị ung thư thận là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ đề xuất một chương trình khám theo dõi phù hợp bao gồm khám lâm sàng, chụp X quang lồng ngực và các xét nghiệm cận lâm sàng. Đôi khi bác sĩ chi định làm xạ hình và các xét nghiệm khác. Bệnh nhân cần phải tiếp tục đến bác sĩ khám và báo với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện.

Theo: Bệnh viện ung thư

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)

Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)
Ung thư hầu- họng là một bệnh mà các tế bào ác tính tạo thành trong các mô của hầu- họng. Hầu- họng là một phần giữa cổ họng trong đó bao gồm các cơ sở của lưỡi, amidan, vòm miệng, và các thành của họng. Ung thư hầu- họng có thể được chia thành hai loại: ung thư có liên quan đến nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus), và ung thư có liên quan đến rượu hoặc sử dụng thuốc lá.
Ung thư hầu- họng ung thư  có dương tính với HPV còn được gọi là HPV16 và ung thư hầu- họng (HPV và OPC) là sự kết hợp của ung thư biểu mô tế bào vảy hầu- họng  (OSCC), kết hợp với loại HPV- 16 vi rút .
1.    Dịch tễ học
HPV và OPC có xu hướng trẻ hóa so với những người chỉ nhiễm HPV [4]. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HPV ngày càng tăng có liên quan đến bệnh ung thư hầu- họng ở Mỹ, có thể là do thay đổi hành vi tình dục không an toàn.
Giảm tỷ lệ hút thuốc có thể  dẫn tới giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư âm tính với HPV. Trong khi những thay đổi trong hoạt động tình dục lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dương tính với HPV. Tại Mỹ, HPV và OPC chiếm khoảng 60% các trường hợp OPC lớn hơn 40% so với thập kỷ trước. Đến 2007, tỷ lệ mắc chung OPC ở Mỹ, bao gồm cả không liên quan đến HPV, là 3,2 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm và 1,9 trường hợp trên 100.000 nữ giới/năm. Tỷ lệ mắc HPV liên quan đến mắc OPC cũng được tăng lên ở các nước khác. Ví dụ, tại Thụy Điển (2007), có trên 80% trường hợp mắc HPV đối với ung thư ở Amidan . Tại Úc, tỷ lệ mắc HPV liên quan OPC là 1,56 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm .

Hình 1. Hình ảnh giải phẫu hầu họng
2.    Nguyên nhân
Nhiễm trùng răng miệng HPV xuất hiện trước khi có sự phát triển của HPV và OPC. Chấn thương nhẹ ở lớp màng chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc lây nhiễm  HPV. Chúng có thể xâm lấn xuống lớp đáy của thượng bì. Những người xét nghiệm dương tính với HPV-16 ở miệng có có nguy cơ phát triển tình trạng nhiễm HPV và OPC cao gấp 14 lần so với những người không nhiễm HPV.
Suy giảm miễn dịch cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và OPC . Những người có di truyền TGF-β1, đặc biệt T869C, có nhiều khả năng có HPV16 và OPC. TGF-β1 đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu (1999) đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân có nhiễm HPV liên quan đến bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục thì có nguy cơ gia tăng gấp 4,3 lần  nguy cơ mắc hạch hạnh nhân của ung thư biểu mô tế bào vảy.
Đồng nhiễm vi rút Herpes-8 có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV-16 rất cao .
3.    Triệu chứng
Những dấu hiệu có thể có của bệnh ung thư hầu họng  bao gồm:
-    Đau họng kéo dài
-    Đau hoặc khó nuốt
-    Giảm cân không rõ nguyên nhân
-    Thay đổi giọng nói
-    Đau tai
-    Có khối u ở mặt sau của cổ họng hoặc miệng
-    Có khối u trong cổ
-    Xuất hiện cơn đau âm ỉ phía sau xương ức
-    Ho
4.    Quá trình phát triển
Ung thư lan rộng trong cơ thể theo 3 cách:
-    Ung thư xâm nhập vào các mô bình thường xung quanh.
-    Ung thư xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và đi qua các mạch bạch huyết đến các nơi khác trong cơ thể.
-    Ung thư xâm nhập vào tĩnh mạch, mao mạch và đi qua máu đến những nơi khác trong cơ thể.
Các giai đoạn phát triển:
-    Giai đoạn 0: ung thư biểu mô tại chỗ. Tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp màng của hầu họng. Chúng có thể trở thành ung thư và lây lan vào các mô bình thường xung quanh.
-    Giai đoạn 1: Ung thư đã được hình thành, có kích thước 20mm hoặc nhỏ hơn và chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 2: Ung thư đã hình thành và kích thước lớn hơn 20mm nhưng không lớn hơn 40mm. Chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 3: Kích thước của ung thư lớn hơn 40mm. Chưa lan rộng ra bên ngoài vùng hầu- họng. Bất kỳ kích thước và đã lan rộng đến chỉ có một hạch bạch huyết trên cùng một bên của các cổ như ung thư. Các hạch bạch huyết bị ung thư là 30mm hoặc nhỏ hơn.
-    Giai đoạn 4A: Ung thư đã lan đến các mô gần vùng hầu họng, bao gồm vòm miệng, hàm dưới, các cơ của lưỡi hoặc cơ trung tâm của hàm và có thể lây lan sang một hoặc nhiều hạch bạch huyết gần đó, và kích thước của khối u không lớn hơn 60mm. Giai đoạn này, ung thư đã lan rộng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, có nghĩa là lớn hơn 30mm nhưng không lớn hơn 60mm.
-    Giai đoạn 4B:  Ung thư bao quanh động mạch chính ở cổ hoặc đã di căn đến xương trong xương hàm, di căn đến phần cơ ở phía bên của hàm hoặc phần trên của cổ họng phía sau mũi và có thể lan đến các hạch bạch huyết gần đó. Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là lớn hơn 60 mm và có thể đã lây lan đến các mô xung quanh vùng hầu họng.
-    Giai đoạn 4C: Ung thư đã lan đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể, và có thể lan đến các hạch bạch huyết.
Một nghiên cứu được tiến hành hơn 15 năm, đã phát hiện ra rằng những người có nguy cơ tiếp xúc với HPV cao thì khả năng tiến triển lên HPV và OPC càng cao. Bệnh ung thư liên quan đến HPV gây ra bởi sự xuất hiện của E6 và E7 của protein HPV liên kết với khối u ức chế và bất hoạt Protein p53 và Protein nguyên bào võng mạc.
5.    Chẩn đoán
Các xét nghiệm và phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư hầu- họng:
+ Kiểm tra vật lý và lịch sử của bệnh: khám để phát hiện các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác bất thường. Kiểm tra miệng và cổ và cổ họng bằng gương nhỏ để kiểm tra các khu vực bất thường. Sau đó, hỏi về các thói quen sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh trước đây và phương pháp điều trị.
    + CT scan (CAT scan): chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp trục vi tính nhằm mục đích chụp lại chi tiết các hình ảnh ở khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau, để xem có dấu hiệu bất thường.
+ MRI (chụp cộng hưởng từ): sử dụng nam châm, sóng radio và máy tính để thực hiện một loạt các hình ảnh chi tiết của khu vực bên trong cơ thể. Thủ tục này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).
+ X-quang: Chụp X-quang của các cơ quan và xương. X-quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và được ghi thành phim các hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể.
+ PET scan (positron phát thải chụp CT scan): để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ gắn vào đường (glucose) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET quay xung quanh cơ thể và quan sát các phần có dòng phóng xạ chạy qua. Các tế bào khối u ác tính xuất hiện sáng hơn trong hình vì chúng đang hoạt động mạnh hơn và mất nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.
+ Nội soi: nhằm mục đích quan sát các cơ quan và mô trong cơ thể để phát hiện bộ phận bất thường. Ống nội soi được đưa vào thông qua mũi hay miệng của bệnh nhân và quan sát các tế bào bên trong. Nội soi cũng có thể có một công cụ để loại bỏ các mô hoặc mẫu hạch bạch huyết có dấu hiệu của bệnh sau khi được kiểm tra dưới kính hiển vi.
+ Sinh thiết: Việc loại bỏ các tế bào hoặc mô có dấu hiệu của bệnh ung thư sau khi xác định bằng quan sát dưới kính hiển vi và phân tích bệnh học.
Từ kết quả của các phương pháp trên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng mắc ung thư và giai đoạn mắc ung thư của bệnh nhân.
6.    Phòng ngừa
Có nhiều bạn tình, từng quan hệ tình dục bằng miệng-sinh dục, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, miệng, có kết quả Pap smear bất thường hoặc chứng loạn sản cổ tử cung, có xuất hiện mụn cóc sinh dục là các chỉ điểm nguy cơ của bệnh. Nghiên cứu (2010) kết luận rằng người sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc HPV và OSCC, và có nguy cơ cao tái phát bệnh cao so với những người không bao giờ hút thuốc lá.
Do đó, biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và OPC là giảm các yếu tố nguy cơ cao của bệnh và tiêm vắc xin HPV đầy đủ, đủ liều và đúng thời điểm.
7.    Điều trị
Đối với những người mắc bệnh ung thư hầu họng, biện pháp điều trị tốt nhất là kết hợp giữa xạ trị và hóa trị liệu. Liệu pháp này có hiệu quả được so sánh tương tự như xử trí ngoại khoa.

Kết quả của nghiên cứu trên 27 bệnh nhân trải qua giai đoạn phát triển (III và IV) của ung thư hầu họng cho thấy 67% đã có cơ sở các tổn thương lưỡi và 82% sử dụng ống dạ dày trước hoặc trong quá trình điều trị. Ba tháng sau khi điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị, có 33% bệnh nhân ăn được bằng đường miệng, 45% đã có thể ăn uống nhưng vẫn phải cho ăn qua ống và 22% đã không thể ăn uống được